5 SAI LẦM KHIẾN VIỆC LỰA CHỌN PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG KHÔNG HIỆU QUẢ
07/17/2017 14:31:00 / Đăng bởi Nguyễn Hoàng Anh / (0) Bình luận
Hiện nay việc sử dụng phần mềm Quản lý bán hàng đã vô cùng phổ biến nhưng giữa hàng loạt các nhà cung cấp thì người mua phải lựa chọn như thế nào đó mới là vấn đề cần phải cân nhắc. Việc người khác sử dụng phần mềm vào kinh doanh và mình cũng làm điều đó nhưng tại sao hiệu quả lại không như mong đợi, phải chăng có điều gì đó đang xảy ra ở đây? Hãy cùng Sài Gòn POS tìm hiểu qua 5 lý do sau:
1.Chỉ có một tiêu chí duy nhất đó là giá cả
Nhiều khách hàng chỉ quan tâm duy nhất đến yếu tố giá mà bỏ qua các tính năng, lợi ích và tính hiệu quả mà sản phẩm mang lại trong khi phần mềm lại là sản phẩm đòi hỏi sự đầu tư nhiều về chất xám để xây dựng nên cả một quy trình hoàn chỉnh. Đằng sau chức năng cơ bản bán hàng tính tiền là còn rất nhiều vấn đề phải quan tâm như sự ổn định, chống gian lận thất thoát, vận hành, hỗ trợ……….mà các phần mềm giá rẻ hiện nay chưa đáp ứng tối ưu được. Ví như một phần mềm được xây dựng một cách chỉnh chu sẽ thiết lập được một hệ thống đầy đủ các báo cáo và cách thức phòng chống gian lận có thể giúp người chủ, người quản lý phát hiện ra sai sót một cách tốt nhất. Một số phần mềm giá rẻ cũng giới thiệu mình có chức năng đó nhưng tính hiệu quả như thế nào thì còn cả một câu chuyện dài phía sau.
2.Dễ bị cuốn hút bởi hai từ “Miễn phí”
Chỉ cần một cú click chuột là Google sẽ cung cấp cho bạn một loạt danh sách “Phần mềm quản lý bán hàng miễn phí”. Nhưng bạn nên nhớ một điều rằng không có gì miễn phí là vĩnh viễn và không có cái gì giá rẻ mà xuất sắc cả. Việc sử dụng các phần mềm miễn phí chỉ hiệu quả hơn việc quản lý thủ công từ 3-5% mà thôi. Lý do chắc bạn cũng rõ rồi không ai có thể bỏ công phát triển một sản phẩm mà không thu được lợi nhuận gì; còn chưa kể đến những lúc phát sinh sự cố thì ai sẽ là người hỗ trợ bạn? Trong khi bạn đang tìm hiểu về những phần mềm miễn phí thì người khác đã lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp. Khi bạn bắt tay vào dùng thử thì người ta đã dùng thật. Khi bạn phát hiện ra những bất cập thì người ta đã ổn định và khi bạn quay ra tìm một phần mềm khác thay thế thì người ta đã đạt đến hai từ “Hiệu quả”. Vậy thời gian bạn đã bỏ ra liệu có đáng?
3.Chưa thiết lập một cách chi tiết và rõ ràng những thứ mình cần.
Bạn phải xây dựng một danh sách các tính năng cần thiết nhất cho mô hình của bạn và lấy đó làm tiêu chí lựa chọn. Ví dụ mô hình của bạn là một nhà hàng chuyên về hải sản bắt buộc phân hệ quản lý kho của bạn phải có chức năng quy đổi nhiều đơn vị tính như nhập vào thì tính bằng kg xuất bán thì tính bằng con, hoặc nếu như nhà hàng bạn có quy mô lớn có đến hàng trăm nhà cung cấp thì kho phải có tính năng theo dõi và nhận biết được sự thay đổi giá của các nhà cung cấp mà điều này không phải phần mềm nào cũng làm được. Còn nếu bạn kinh doanh quán cafe, beer club…..quản lý chủ yếu là thức uống trừ kho theo kiểu 1-1 thì yêu cầu về kho sẽ đơn giản hơn. Bạn đã thấy rồi chứ cùng là một tên gọi “kho” nhưng làm được những gì lại là chuyện khác nhau. Chính việc xác định rõ ràng ngay từ đầu sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian nhưng tính hiệu quả lại cao hơn.
4.Chưa thấy hết tầm quan trọng của việc sử dụng “Phần mềm quản lý bán hàng”
Đối với một số người chỉ xem việc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng kiểu như người ta có thì tôi cũng có đơn giản chỉ là bán hàng tính tiền. Ngoài ra không có một ý niệm nào khác. Đó chính là một thiếu sót trong cách nghĩ dẫn đến việc đầu tư không bài bản và bài toán về tính hiệu quả với kết quả chỉ là con số âm.
5.Sự mặc định
Nếu người quen của bạn có nhà hàng A, họ đang sử dụng phần mềm công ty B và họ nói nó ổn thế là bạn nghĩ nó tốt – đó là sự mặc định. Nhưng thật sự nó có tốt hay không? Tốt hay không còn phụ thuộc vào sự phù hợp với mô hình thực tế của bạn, còn phụ thuộc vào việc có đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe, chi tiết của bạn hay không. Hoặc giả sử do phần mềm công ty B ra đời trước vì vậy được nhiều người biết đến và thế là bạn nghĩ nó tốt – đó cũng là sự mặc định. Nhưng liệu bạn có biết đối với những sản phẩm liên quan đến công nghệ như phần mềm thì tốc độ thay đổi là rất nhanh. Và còn chưa kể đến việc nếu công ty B họ đẩy mạnh quảng cáo, tần suất bắt gặp trên thị trường nhiều thì người ta sẽ nghĩ là nó tốt là phổ biến nhưng biết đâu họ đang sử dụng chiến lược “nếu một thứ bình thường nhưng cứ nói nó tốt mãi rồi cũng sẽ có lúc nó trở thành tốt” và họ đã vẽ vào suy nghĩ khách hàng về hình ảnh sản phẩm của họ. Và thế là bạn sẽ rất khó tiếp nhận thêm sự tư vấn của công ty C, D, E……nào nữa vì bạn đang bị chi phối bởi sự mặc định của mình.
Ngoài 5 lý do trên thì còn khá nhiều thứ tác động đến việc lựa chọn và quyết định mua hàng của bạn. Tư vấn cho bạn là trách nhiệm của chúng tôi còn lựa chọn nhà cung cấp nào là quyền của các bạn. Vì vậy hãy sử dụng trách nhiệm của người khác và quyền của mình một cách đúng đắn để có được sự lựa chọn tốt nhất.
Theo Sài Gòn POS.